• Bonsai Châu Âu - Những tác phẩm đỉnh cao

    Ðến thế kỷ 20, Bonsai thực sự du nhập vào châu Âu, Mỹ , Úc, tuy nhiên đã có những cuốn sách viết về Bonsai ở các nước Âu châu cuối TK 19. Năm 1909, tại Anh một cuộc triển lãm Bonsai được tổ chức chi tiết
  • Xịt nước hoa cho nhà bằng... cây cảnh

    Xịt nước hoa cho nhà bằng... cây cảnh Có rất nhiều loại cây cảnh và hoa cảnh đem đến mùi thơm rất dễ chịu cho ngôi nhà của bạn. Có rất nhiều lý do để trồng cây cảnh trong nhà. Chúng làm sạch không khí, làm không gian sống mềm mại và gần gũi hơn với thiên nhiên, giảm thiểu căng thẳng cho con người. Đặc biệt là vào những ngày đông u ám, ngôi nhà của chúng ta sẽ tươi tỉnh hẳn lên nhờ sắc xanh tuyệt đẹp của lá hay chút màu sắc tự nhiên của hoa. .. chi tiết
  • Đưa sỏi đá vào nhà

    Người Việt lâu nay có quan niệm "đời nhà-đời nguời", làm nhà trọng cái hậu về lâu dài. Đưa sỏi đá vào nhà Sỏi đá hiện đang được ưa chuộng để tạo cảnh quan trong nhà nhưng cần có sự tính toán cẩn trọng hợp lý từ đầu để đạt tính Kiệm trong không gian... chi tiết

Đưa sỏi đá vào nhà

Người Việt lâu nay có quan niệm "đời nhà-đời nguời", làm nhà trọng cái hậu về lâu dài.
Đưa sỏi đá vào nhà
Sỏi đá hiện đang được ưa chuộng để tạo cảnh quan trong nhà nhưng cần có sự tính toán
cẩn trọng hợp lý từ đầu để đạt tính Kiệm trong không gian.

    Vì thế, sự bền vững và hợp lý về vật liệu xây dựng là điều cốt lõi để cấu thành các không gian cư trú. Trong những vật liệu gần gũi với đời nhà-đời người, có lẽ sỏi đá (cùng với gỗ) là vật liệu thân thiết cà nhiều lưu ý về phong thủy nhất.

    Từ nền móng...

    Đá, sỏi là những vật liệu thuộc Thổ (giữ vai trò chủ đạo trong ngũ hành, tọa tại Trung cung, quân bình và trải rộng), luôn đem lại cảm giác vững bền, ổn định. Chốn cư trú đầu tiên của loài người là các hang đá. Việc khởi đầu xây cất thường gọi là "đặt viên đá nền móng đầu tiên".

    Ngôi nhà được tạo dựng dù bằng chất liệu gì - bê tông, gỗ, thép hay nhựa composite, kính...thì vẫn phải có phần móng bằng gạch đá hay bê tông vững chắc, trên nền đất xử lý kỹ càng, đảm bảo ổn định. Người xưa xem long mạch, tìm địa khí, đào giếng, đắp nền...rất cẩn thận, cũng chính là vì ý thức rõ về sự bền vững và điều kiện sống tốt hay xấu của mỗi ngôi nhà luôn bắt nguồn từ phần nền móng.

    ...Đến trang trí tiểu cảnh


    Để tạo mối giao hòa chặt chẽ giữa các thành phần Thiên - Địa - Nhân tại nơi cư ngụ, sự có mặt của thiên nhiên trong mỗi ngôi nhà là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với nhà phố vốn chật hẹp về không gian. Có nhiều mức độ đưa sỏi đá vào nội, ngoại thất tuỳ theo đặc tính môi trường và đặc trưng ngũ hành âm dương của gia chủ và thổ trạch; có thể rất rộng như một mảnh vườn, có thể rất hẹp như chỉ là một bồn hoa, một xếp đặt nhỏ...

    Dù dưới dạng nào, ít hay nhiều thì gia chủ phải thực sự chủ động chuẩn bị ngay từ phần thô, tính toán kích thước, chuẩn bị khung xương, đường ống điện, nước cấp và thoát, thậm chí chủng loại đá nào sẽ dùng để tránh tình trạng bất tiện khi sử dụng sau này.

    Ví dụ: muốn làm hon non bộ thì phải tính toán loại đá sỏi nào đặt để, ánh sáng, độ nông sâu, thiết bị lọc nước...ngay từ đầu, tránh khi hoàn thiện mới đục phá. Đừng xem yếu tố đá sỏi chỉ là trang trí theo ý thích riêng trong nhà ở, mà phải hiểu đó là một thành phần gắn với bố cục tổng thể ngôi nhà, như cha ông ta ngày xưa đặt hồ bán nguyệt trước sân, xếp hòn non bộ góc vườn...đều tính toán vị trí trước sau cẩn thận.
Đưa sỏi đá vào nhà

    Tính chất các mảng trang trí tiểu cảnh vốn thuộc hành Thổ và một phần Thuỷ, Mộc; do vậy cần tìm chỗ bố trí tương sinh như khu vực Trung cung (thuộc Thổ), giếng trời đón nhiều nắng. Nếu cẩn sỏi đá lên tường thì có thể làm tại các hướng có khí hậu gay gắt như hướng tây để tăng thêm độ dày tường nhằm giảm bức xạ nhiệt. Đá cảnh trong nhà ở phải chú ý không nên dùng các loại có cạnh sắc nhọn, bề mặt qúa thô ráp hay đá nặng dễ bong tróc...sẽ gây bất lợi trong sử dụng.

    Cũng tránh đưa đá sỏi lên các mảng trang trí ở trên cao, vì sẽ khó đảm bảo sự chắc chắn cũng như không dễ nhìn ngắm mỗi ngày. Nên hình dung các góc tiểu cảnh là một khung tranh ba chiều, cần khống chế các góc nhìn sao cho thưởng ngoạn được tốt nhất, tránh tình trạng xếp sỏi đá tràn lan, thiếu trọng tâm và không có tính thẩm mỹ.
    Đá nào đưa vào nhà được?

    Khi không gian và màu sắc trong nhà ngả về tối, sẫm màu (tĩnh, âm) thì nên chọn sỏi đá có màu sáng để cân băng. Ngược lại, nhà hay khoảng vườn thừa ánh sang, chói chang qúa thì phải dùng sỏi đá và cây cảnh có màu sẫm, ken dày để giảm bớt khí dương. Cần phải hình dung trước, thậm chí chấp nhận "thử và sai" để tránh tình trạng lạm dụng sỏi đá ốp lát hay sắp đặt sẽ khiến nội thất trở nên xù xì, tối tăm và ẩm thấp.


Đưa sỏi đá vào nhà


    Tuỳ theo khí hậu, thổ nhưỡng, kinh tế, văn hóa ở từng địa phương cư trú mà áp dụng cho phù hợp. Ví dụ: đá ong là vật liệu có bề mặt xốp, nhiều lỗ rỗng và màu sắc từ xám đen đến vàng sậm; nên muốn dùng đá ong trong nhà cần phải có không gian đủ rộng, có khoảng lùi để ngắm cũng như là khoảng trống để thoát ẩm. Hoặc sỏi trắng vốn rất hay bám bụi, chỉ nên trang trí tại những không gian sạch sẽ, ít có sự va chạm hàng ngày như hồ cảnh nhỏ, bệ cầu thang.

    Tránh lạm dụng một loại sỏi đá vì sẽ gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán; nhưng cũng tránh phối hợp qúa nhiều chủng loại sẽ gây rối mắt, phức tạp. Tại các điểm nhẫn cần tạo sự nổi bật thì dùng đã với gạch gốm màu nóng (Hỏa sinh Thổ) sẽ hợp ngũ hành tương sinh.

Nguồn : Internet.

Ứng dụng của nghệ thuật đá cảnh vào việc xây cất


    Bởi từ xa xưa con người đã biết dùng đá làm điều trị bằng cách cho vào nước uống. Cho vào nước để tắm…Nhằm ngừa sự nhiễm độc chất, hay chữa một số bềnh lở loét, tăng sức đề kháng và tạo thế cân bằng cho bản thân.

    Có thể thấy tác dụng của đá Chasedon, Agate, Thạch anh , Opan . Khi được phản quang ánh sáng, phát ra một lượng năng trao đổi hài hòa . Giúp cân bằng cảm xúc,giảm đi sự đau nhức vùng đầu, tan biến đi chứng mất ngủ, giúp trẻ em ăn ngon và ngủ ngon giấc hơn.

    Cũng nên cảm ơn sự tác động tích cực của một vài loại khoáng có trong đá Mã não, lên vùng nhạy cảm nơi thượng thận. Giúp bạn mau chóng xóa tan đi giận hờn, hòa cảm với người bạn đời một cách sảng khoái hơn.

    Những nảy sinh của ý tưởng làm việc cũng có thể chợt xuất hiện, khi bạn có một viên đá cảnh đúng nghĩa với tính cách của mình. Sự thăng hoa trong công việc , quên hết những thú vô bổ, cũng được tính thẩm mỹ và trừu tượng của đá cảnh góp mặt.

    Cũng do chưa am hiểu về tính chất kiến trúc, phân bổ tạo dựng hòn non bộ. Có một số người có thể cho xây cất trong nhà,tận dụng khoảng trống của nơi chân cầu thang… Song vô tình tạo dựng một vũng ẩm ướt, tù túng trong nhà sinh ra muỗi bọ, tạo cảm giác u buồn hơn.

    Bởi những tảng thạch ngoạn đẹp nhấp nhô, những con sóng lăn tăn bởi tác động của gió, không gian bao trùm tỏa sáng mới phát huy được hết vẻ đẹp tiềm ẩn của đá cảnh. Phát huy hết sự lan tỏa của các loại khoáng thể trong đá.

    Xong nói thế cũng chưa phải khi mà ta vẫn có thể làm một cái non bộ nho nhỏ trong nhà. Nhưng nhất thiết nên biết, luôn để cho nước có sự lưu thông , mới cân xứng hài hòa.

    Sưu tầm đá để trưng bày vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính trấn trị phong thủy. Nhưng phải biết những viên đá có chất liệu tốt mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu chính đáng. Những dạng đá như Thạch anh, Chasedon, Agate, Mã não, Opan… Là những loại thông dụng và có rất nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

    Từ trường cùng nhiệt năng của các loại trên bổ sung, làm giảm thiểu những uế khí nơi ẩm thấp. Phát tỏa nhiệt lượng dung hòa, điều tiết khí hậu và cân bằng trạng thái con người. Riêng với một số loại quá quí hiếm khác, như Kim cương,Ru bi, Saphia, Beryl, Topa…thì thường được dùng chủ yếu cho mặt hàng trang sức.

    Xong cũng có những bức tranh đá quí nhưng có phẩm chất kém vẫn được nhiều người ưa dùng trong việc trang trí nội thất. Những trang sức bằng các loại đá quí hiếm, tạo cho chủ nhân tự tin trong giao tiếp. Giúp họ thăng tiến và thành đạt trong mọi công việc làm ăn.

    Những phòng khách sang trọng, nơi có những tác phẩm nghệ thuật đá cảnh đẹp độc đáo. Những tấm tranh thủy mạc hữu tình. Những quả cầu thạch anh trong suốt như pha lê .Hẳn đó cũng là nơi thành danh của bao thương vụ làm ăn.

    Bởi nơi đó đã cho những người trong cuộc, những suy nghĩ , ý tưởng và cả sự đồng cảm trong việc ký kết liên doanh. Và cũng còn có thể là một món quà ý nghĩa thiết thực cho một sự quan hệ lâu dài.

    Ta cũng ngầm hiểu ý tưởng cho một ít vụn đá như Chasedon, Thach anh, Mã não, Opan…Đổ vào làm chân móng cho một vài nơi nào đó theo ý của gia chủ. Có thể những nơi ấy sau này sẽ là phòng khách, phòng làm việc,phòng ăn,buồng the…

    Rồi lại thấy rải rác ven con đường nhỏ bước ra sân vườn. Những viên sỏi Thạch anh vàng trắng được rải dọc theo một cách trật tự. Những tảng đá Chasedon,Agate to lớn dựng sừng sững tô đẹp khuôn viên.

    Trải qua bao mưa nắng, gió bão bào mòn dần lộ ra những sắc vân màu sặc sỡ. Sự uy nghi tôn kính tâm linh này, bạn có thể nhận thấy ở một vài nơi trên khắp nước Việt ta. Những tượng thần thánh, hay những long-lân-qui-phụng.

    Được người xưa dựng thờ ở khắp các đình,chùa,miếu và cả những nơi giáo xứ, bạn đã chiêm ngưỡng những con rùa đá của Văn Miếu Quốc Tử Giám? Một bằng chứng cho sự hiếu học và trường sinh đáng trân trọng. Rồi phải kể đến những danh thắng non bộ trong cung đình nhà Nguyễn….

    Tất cả bấy nhiêu có thể nói lên những gì của tầng lớp cha ông ta. Họ muốn truyền đạt cái ý nghĩa sâu sắc của chất liệu đá đến thế hệ mai sau .Bởi trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có một sự liên kết rất chặt chẽ với các loại đá.

    Từ đá thường như một số sỏi cuội, hay cao hơn là các loại đá bán quí và kế đến là đá quí. Chúng không chỉ đem lại cho cảm giác sảng khoái, thanh thản trong tâm hồn, quên đi những trò chơi vô bổ. Mà lại rất ích lợi đối với sức khỏe hàng ngày của mỗi con người.

    Kiến trúc xây dựng kết hợp với nghệ thuật đá cảnh một cách khoa học. Hẳn là điều cần thiết đối với nhu cầu chung của xã hội. Vậy ta có thể hiểu hơn về tính chất giá trị phong thủy của đá cảnh trong kiến trúc là như đã trình bày.

    Điều thực tế trước mắt ngày nay, khi mà sự chọn lựa một mảnh đất cho bạn xây dựng sẽ không còn là dễ dãi. Bởi thế tính đầy và đủ cho một cơ ngơi sẽ có rất nhiều sự khiếm khuyết.

    Kiến trúc xây dựng hòa âm phối tác với đá cảnh sẽ mang tính tạo dựng, cân bằng cho đời sống là sự tất yếu với tất cả chúng ta.

(Sưu tầm

Sản phẩm chất lượng cao sẽ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh



    Một cây hoa dạ yến thảo ở cửa hàng Wal-Mart ở hồ Mohegan, New York, được đem bán với giá 26 xu. Cách đó một quãng ngắn, Matterhorn Nursery ở Thung lũng Spring, New York, bán một cây dạ yến thảo giống như vậy với giá hơn gấp ba lần của Wal-Mart – 83 xu.



    Nhưng vào Ngày của Mẹ, thời khắc bắt đầu không chính thức của mùa làm vườn trong vùng này, các khách hàng xếp thành hàng dài ở Matterhorn chờ trả tiền mua hoa và cây. Trong khi đó, Wal-Mart vẫn trống không.


ảnh đẹp hoa Dạ yến thảo |


    Donna Robbins của Stony Point, New York, người mua nhiều cây ở Matterhorn đến nỗi phải thuê một chiếc xe tải nhỏ để chở cây về nhà, nói: “Nếu bạn trả nửa giá, thì bạn sẽ nhận được một nửa chất lượng.”

     Dạ yến thảo có thể giống như các loại hàng hoá khác, giống hệt nhau nếu không có bao bì. Nhưng Matt Horn, chủ sở hữu Matterhorn Nursery, đã nghĩ ra cách sản xuất và bán cây cùng các đồ làm vườn khác sao cho khách hàng phải lái xe đi hàng dặm tới chỗ họ để trả giá cao hơn. Ngay cả túi đựng đất của Matterhorn cũng đặc biệt: Nó chứa tro tảo bẹ trộn phân, vỏ sò và phân gà vịt, và được bán với giá $12,98. Ở Wal-Mart, một lượng đất mùn và phân bón như vậy được bán với giá $4.

    Judy Lauster ở Westwood, New Jersey, nói: “Tôi cho rằng giá cao hơn cũng giống như phí vào cửa, vì tới đây giống như vào một công viên. Tất cả thật là đẹp.”

    Các vườn ươm thông thường được điều hành bởi các cửa hàng hạ giá như Home Depot Inc. hay Wal-Mart Stores Inc., và được giữ chi phí thấp bằng cách dự trữ rất nhiều loại cây với số lượng lớn. Matterhorn cung cấp các cây dạ yên thảo thuộc các loại nhỏ, lớn, leo và lan rộng nhiều màu sắc. Karen Bel ở Stony Point nói: “Tất cả những gì bạn có thể tưởng tượng đều có ở đây.” Ở các cửa hàng dây chuyền lớn, các nhân viên có thể không biết rõ sự khác biệt giữa dạ yến thảo nhỏ và lớn; nhưng hầu hết trong số 60 nhân viên của Matterhorn đều là những người làm vườn rất hiểu biết. Trong mùa xuân, ông Horn làm việc 20 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần. Mặc dù có tám năm kinh nghiệm, rất nhiều giải thưởng kinh doanh và lợi nhuận đều đặn, nhưng ông vẫn thấy mình còn xoàng trong công việc bán lẻ.

    Gia đình Horns cùng với ba con của mình gặp phải nhiều vấn đề khó giải quyết giống như các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ khác: đó là chi phí bảo hiểm tăng giá nhanh chóng, khó tìm được các nhân viên được huấn luyện tốt và các quy định phức tạp của chính phủ.

    Bên cạnh đó, gia đình Horn còn rất dễ bị tổn hại trước những mối đe doạ khó lường khác. Cách đây ba năm, cơn bão Floyd đã biến Matterhorn trở thành một cái hồ sâu hơn 1 mét và chỉ có thể di chuyển trong đó bằng ca-nô; gia đình này không mua bảo hiểm lũ lụt nên đã mất toàn bộ $1,5 triệu tiền đầu tư. Trong vụ hạn hán vào muà hè năm 2002, họ không tưới nước cho cây trồng được mặc dù có giếng đào riêng. Còn vào mùa xuân vừa qua, trời mưa gần như vào tất cả những ngày nghỉ cuối tuần.

    Ông Horn nói: “Chúng tôi đang chèo thuyền đi băng băng thì đột nhiên bị viên gạch vào giữa mặt.” Ngay cả các khách hàng cũng gây lo lắng cho ông. Mặc dù ông nói rằng những người làm vườn ngày nay hiểu biết nhiều hơn và tham vọng hơn so với cách đây 10 năm, nhưng họ không phải những người chăm chỉ lao động. Nhiều nhân viên của ông dành phần lớn thời gian trong ca làm việc của mình để khuyên bảo người mua nên mua loại cây nào và chăm sóc chúng ra sao. Ông nói: “Tất cả mọi người đều tới đây với hàng triệu câu hỏi. Và đôi khi họ yêu cầu các nhân viên của tôi phải suy nghĩ hàng giờ liền, rồi lại ra đi và mua cây ở đâu đó khác.”

    Ông Horn 46 tuổi và vợ ông Ronnie cũng 46 tuổi đã khởi sự Matterhorn với tư cách là một vườn ươm bán buôn vào năm 1981 nhưng rồi chuyển sang bán lẻ vào năm 1996 sau khi phát hiện ra rằng các nhà làm vườn độc lập dần trở nên hiểu biết nhiều hơn và ít quan tâm đến giá cả hơn. Nhưng gia đình Horn cũng hiểu rằng mọi người sẽ không thực hiện một chuyến đi đặc biệt tới Thung lũng Spring, cách New York City 25 dặm, trừ phi nơi này cung cấp điều gì đó đặc biệt chứ không chỉ là những bông hoa thông thường trong những cái giá kim loại.

    Ông Horn nói: “Chúng tôi muốn cung cấp các cây trồng có chất lượng trong một môi trường sạch đẹp. Khách hàng có thể mang cây về nhà, trồng trong vườn của họ và cây vẫn sống.” Nâng cao chất lượng dạ yến thảo có nghĩa là sử dụng đất tốt hơn, tạo cho mỗi cây một không gian trong nhà kính và chăm sóc các cây con bằng tay chứ không phải bằng máy. Về mặt môi trường, 18 khu nhà bằng gỗ và đá trải rộng 8 hec-ta tạo cho vườn ươm này cái mà ông Horn gọi là “ấn tượng làng mạc.”

    Trên thực tế, Matterhorn được gọi là “Disneyland của các khu vườn” vì có cách trưng bày đa dạng và bắt mắt. Trong đó có một thuỷ cung với hoa súng; một gian nhà cho chim với máng ăn, phòng tắm và chuồng chim; một cửa hàng bán quà lưu niệm; một cửa hàng hoa; 2,5 hec-ta vườn trưng bày; một lối đi tự nhiên; và một quán cà phê. Ông Horn thậm chí còn xin giấy phép để được bán rượu tại đây. Và bắt đầu vào tháng Sáu vừa qua, Matterhorn đã trở thành một Vườn Hồng David Austin suy nhất Mỹ – với một nơi trưng bày hơn 1 hec-ta hoa hồng do các nhà trồng hoa người Anh danh tiếng chăm sóc.

    Cách đây hai thập kỷ trở về trước, hầu hết các vườn ươm chỉ là những nhà kính chuyên trồng các loại cây có tuổi đời một năm (tức là các cây trồng như dạ yến thảo, cây sẽ chết khi nhiệt độ xuống dưới không). Các vườn ươm này có thể bán một số loại phân bón và găng tay làm vườn, nhưng phần lớn doanh thu đều đến từ việc bán cây. Mùa bán cây trồng kéo dài trong hai tháng – tháng Năm và tháng Sáu – có nghĩa là các cửa hàng của họ sẽ gần như không hoạt động trong suốt thời gian còn lại của năm trừ một vài ngày lễ. Để hấp dẫn khách hàng tới Matterhorn trong những ngày nóng nhất của mùa hè, vườn ươm tặng “Phiếu mua cây giảm giá” cho các khách hàng vào tháng Năm và tháng Sáu. Nhưng những phiếu này chỉ có thể được sử dụng lại vào tháng Tám, khi hầu hết những người làm vườn khác mệt lử nằm dài trên võng để đợi thời tiết mát hơn.

    Đặc biệt là gần đây, khu vườn Matterhorn đã bổ sung hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sản phẩm mới, từ khăn trải bàn bằng vải lanh đến nước hoa, hình đầu thú kiểu gô-tic và các vỉ nướng chạy bằng gas. Miller của Tạp chí Người làm vườn nói: “Họ đang bán toàn bộ phong cách sống của vườn tược chứ không chỉ cây cối và thuốc diệt cỏ.” Nhà Horn trưng bày sản phẩm của họ với phong cách kỳ lạ, đồ gốm phối màu đẹp, các lon tưới cây của Anh, thuốc diệt muỗi và trừ cỏ. Các vật dụng kỳ quặc, chẳng hạn như vòi nước uống cố định hay đồng hồ mặt trời, được đặt ở mọi góc. Ông Horn nói: “Chúng ta bán cái đẹp, nhưng đến 90% các vườn ươm đều như cái nhà kho. Điều đó không được phép xảy ra tại đây.” Bên cạnh đó, Matterhorn còn cung cấp “các cuộc dạo chơi tìm hiểu mỗi trường” cho trẻ em học ở các trường địa phương: năm ngoái hơn 6000 học sinh đã tới thăm vườn. Doanh thu hàng năm của Matterhorn là $3 triệu, thuộc 10% các trung tâm làm vườn độc lập có doanh thu cao nhất.

(Theo The Forbes)

Kỹ thuật trồng cây sanh- si bằng hạt


Cây trồng từ hạt sẽ có sức sống rất mãnh liệt, có tuổi thọ rất cao, hơn nữa việc tạo dáng uốn sửa bộ rễ được tiến hành từ rất sớm nên mọi người đều thích

.
  1. Chuẩn bị đất gieo hạt: chuẩn bị chất trồng nhỏ mịn, thoát nước tốt ( đất có nhiều mùn là tốt nhất).
  2. Chuẩn bị hạt giống: Chọn quả chín đỏ ( có loại chín vàng) mềm. Bỏ vào chậu nước bóp nát đãi lấy hạt gieo ngay ( bước này rất quan trọng, nếu để quả kém tươi đi mới lấy hạt gieo là tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao).
  3. Cách gieo hạt: Làm luống rộng chừng 60 cm, cao khoảng 10 cm, dài tùy vị trí khu vườn luống phải đảm bảo thoát nước tốt. Hoặc nên gieo vào khay (có lỗ thoát nước)
    Gieo: khoảng cách hạt cách hạt 5 cm x 5 cm, gieo xong không cần lấp đất.
    Giữ ẩm cho luống, nếu tưới thì nên tưới bằng bình phun nước thông dụng. Tránh nắng nóng hoặc mưa rơi trực tiếp vào luống cây ( nên che bằng túi bóng kính).
    Khoảng 5 - 7 ngày ( tùy nhiệt độ, thời tiết) hạt sẽ nảy mầm.
    Khi cây có 4-5 lá thật, có thể đưa cây ra trồng ( ra cây) vào luống chính. Cách làm: dùng bay nhỏ nhẹ nhàng gỡ cây ra khỏi luống và trồng với khoảng cách thưa hơn (20 cm x 20 cm), khi cây mới trồng, chú ý che nắng, che mưa cho cây.
  4. Cây ra luống trồng được khoảng 1 năm thì đã có thể trồng vào chậu, trồng ra vườn và bắt đầu tạo dáng. Sau một năm cây trồng đã có chiều cao trung bình là 45-60cm.

Cách trồng và chăm sóc đỗ quyên


Thứ Ba, 29/11/2011 Trên thị trường đang sử dụng rộng rãi giống hoa Đỗ quyên Bỉ. Đây là giống có hoa đẹp, màu sắc đa dạng, dễ trồng và nhân giống. Có 3 phương pháp phổ biến dùng để nhân giống hoa Đỗ quyên là: Giâm cành, gieo hạt và chiết. Đối với giâm cành có thể tiến hành vào tháng 5 hoặc tháng 10, chiết vào tháng 4 - 5 còn gieo hạt thì vào vụ xuân. Phương pháp giâm và chiết thì nhanh cho cây thành phẩm hơn so với gieo hạt.


1. Kỹ thuật làm đất.

Đất trồng hoa Đỗ quyên phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Đất tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 - 5 là phù hợp nhất.
Cách pha trộn đất trồng hoa Đỗ quyên: Lấy 2 phần đất mặt trên núi phong hoá + 1 phần lá rụng + 1 phần phân động vật ăn cỏ, trộn ủ 1 năm. Ngoài ra cũng có thể trộn theo công thức: 3 phần đất tầng mặt + 3 phần phân ngựa + 3 phần lá mục + 1 phần nước giải, trộn đều, phân thành lớp, ủ trong 1 - 2 năm. Chú ý, phải để phân ủ trong nhà có mái che để giảm độ phì do nắng mưa, trước khi dùng thì phải loại bỏ tạp chất.
2. Kỹ thuật chăm sóc.

Kỹ thuật thay chậu: Thay chậu với hoa Đỗ quyên là việc làm cần thiết. Cây hoa Đỗ quyên cần được thay chậu trong các trường hợp sau: Chuyển cây từ ngoài đất vào chậu. Thứ 2 là cây con lớn, bộ rễ đầy chậu đáy chậu có rễ ra ngoài. Cũng cần phải thay chậu sau khi đã trồng cây được 2-3 năm, dinh dưỡng trong chậu đã hết. Có thể tiến hành thay chậu vào vụ xuân hoặc vụ thu (trước khi hoa đã tàn hoặc trước khi cây vào nụ). Khi thay chậu thì nên chọn các loại chậu có chất liệu và kích thước phù hợp với tuổi cây. Khi thay chậu cần chú ý bỏ hết đất cũ, cắt bỏ rễ xấu. Sau khi thay chậu cần tưới đẫm nước, nếu thay vào vụ thì cần chú ý giữ ẩm cho cây trong vụ đông.
Kỹ thuật tưới nước: Cây Đỗ quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu được ngập úng lâu. Nếu hạn quá hoặc úng quá đều làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới cho phù hợp. Thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, ra nụ, hoa cần tưới nước nhiều hơn. Trong những ngày trời hanh khô cần phun nước nhiều xung quanh lá, hoa, chậu và mặt đất để tăng độ ẩm không khí.
Nước dùng tưới cho Đỗ quyên tốt nhất là nước tự nhiên, sau đó là nước sông, ao hồ và cuối cùng là nước máy. Để tăng độ chua cho nước tưới ta có thể cho thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn.
Nên dùng nước và nước phân thay nhau tưới cho Đỗ quyên.
Kỹ thuật bón phân: Đỗ quyên không phải loại cây phàm ăn, chính vì vậy cần chú ý khi bón phân. Nếu bón nhiều phân quá, bón phân quá đặc thì còn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Để có hoa to và đẹp thì cần bón một lượng phân phù hợp, cách bón phân hợp lý mà theo kinh nghiệm của các nhà vườn là: Phân khô bón ít, phân nước pha loãng. Thông thường chỉ bón phân với các cây từ 2 năm tuổi trở lên. Đối với cây 2-3 năm tuổi thì chỉ bón từ cuối xuân đầu hè, cứ 10-15 ngày bón một lần phân loãng. Đối với cây từ 4 năm trở lên, mỗi năm bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu, giữa tháng 6 thì bón một lần phân P, K. Sau tháng 6 thì ngừng bón phân, đến khi tàn, cây mọc cành mới có thể bón nước phân loãng.
Một số chú ý khi bón phân:
Không nên bón nhiều phân vào mùa hè để tránh vàng lá, rụng lá.
Nếu mùa hè, cây sinh trưởng bình thường và đang bước vào giai đoạn sinh trưởng thực thì có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) để thúc đẩy ra nụ hoa.
Sau mỗi lần bón phần cần tăng cường tưới nước và xới xáo.
Sau mùa đông không cần bón phân.
3.Phòng trừ sâu hại:

Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu trên hoa. Khi bị nhiễm nhện có thể dùng các loại thuốc như DDVP 0,1% để phun trừ hoặc dùng nước ngâm lá trúc đào, thanh hao pha loãng để phun.
Rệp ống: Gây hại trên lá, cành non và hoa. Đối với loại này cần chú ý đến việc diệt trứng của chúng qua đông bằng hợp chất lưu huỳnh vôi 5%. Trong thời kỳ rệp gây hại thì có thể dùng thuốc Rogor 0,1%.
Nhện râu ngắn: Loại nhện này gây hại trên lá, cành non và phát sinh mạnh vào mùa hè. Có thể dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
Bệnh thối rễ: Bệnh làm cho cây khô héo. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Để hạn chế bệnh cần phải xử lý đất khi thay chậu. Khi phát hiện bệnh cần xử lý cây và đất kịp thời bằng thuốc tím 0,1% hoặc sunfat sắt 2%. Có thể dùng Topxin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.
Bệnh đốm nâu: Đây là loại bệnh gây hại chính trên cây Đỗ quyên và gây hại chủ yếu trên lá, làm ảnh hưởng tới hoa. Để phòng trừ bệnh cần chú ý để cây vào nơi thông thoáng, cần tăng cường bón phân tổng hợp. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần nhanh chóng phun Boođo 1% để trừ bệnh.
Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Bệnh này thường xuất hiện ở cây trồng trên đất kiềm. Với loại bệnh này thì chỉ cần bổ sung thêm sắt sunfat là được. Có thể bổ sung theo 2 cách là tưới hoặc phun.